Bạn trẻ - Giáo dục - Ơn gọi

Gởi em, thầy giúp xứ!

  • In trang này
  • Lượt xem: 1,130
  • Ngày đăng: 11/08/2023 08:50:25

GỬI EM, THẦY GIÚP XỨ

 

Em, hãy tập trưởng thành trong tình cảm để đừng bao giờ muốn chiếm đoạt một ai là của riêng mình. Hãy tập dấn thân trong mọi sự và cho mọi người. 

 

Em, thế là em đã hoàn thành thêm một kỳ giúp hè nữa trong tiến trình đào tạo. Em tấm tắc, chắt lưỡi, xít xoa với những sinh hoạt hè vừa qua mà theo nhiều người đánh giá là em quá giỏi. Em vẫn còn ngất ngây với sự tiếc nuối của biết bao người nơi em giúp xứ. Em vẫn còn "nở mũi" khi ai đó nhắn tin: “Thầy ơi, Thầy đi rồi Giáo xứ buồn lắm!” Em ưỡn ngực tự hào vì cho rằng mình đã có công vực dậy Giáo xứ…

 

Quả thật, em giỏi giang, hoạt bát, có tài sinh hoạt, có khả năng thu hút giới trẻ, có khiếu lấy lòng các bà, và có cái đà đến với các ông… Mọi người đều háo hức chờ đợi ngày em được phong chức; và dường như em cũng đã nhắn tin để hẹn mọi người cái ngày trọng đại đó.

 

Em, là đàn anh đi trước, tôi cũng háo hức chờ đợi ngày trọng đại của em vì tôi rất quý em cũng như tôi quý mến những ơn gọi khác trong Giáo hội. Vì quý ơn gọi và mến em, nên tôi muốn chia sẻ thực lòng với em, kẻo cái ngày mà em nhắn tin hẹn hò mọi người đến chia vui sẽ không thành hiện thực, lúc đó em buồn mà chắc nhiều người cũng buồn lắm (trong đó có tôi nữa).

 

Em, tôi nghe nói và biết chắc nơi nào em đến cũng in đậm dấu chân em. Điều đó quá tốt cho một ứng sinh linh mục. Nhưng tôi e ngại vì biết rằng em lăng xăng, thậm chí lộn xộn với những nơi mà em từng đến, dù có những nơi em chỉ rảo bước qua, nghĩa là em chưa biết gì sâu xa cả. Cái “lăng xăng, lộn xộn” như muốn thể hiện của em, nhưng đôi khi quá mức. Em muốn chứng tỏ cho người khác là em hiểu hết, biết hết, em nắm trong tay từng người, nên chuyện gì em cũng xen vào; nhưng thực ra có những người em có biết gì đâu, hoặc có những chuyện em nói một hồi trớt quớt.

 

Em, hãy khiêm tốn, đừng kiêu ngạo để muốn mình là số một. Thực ra giáo dân ở các giáo xứ rất quý mến người tu nói chung chứ không phải chỉ riêng em. Tôi nói nhỏ với em chuyện này, vì chắc chắn người ta không nói với em đâu: người ta nói em NỔ quá. Làm sao để những nơi mình đi qua như một vườn hoa, em chỉ là người chăm sóc trong một giai đoạn, đừng muốn làm chủ vườn hoa đó, chưa kể có khi em đã giẫm nát những cây hoa chưa kịp lớn.

 

Em, tôi cũng nghe nói và biết là em có dịch vụ nhận “nuôi”, gì cũng nuôi: mẹ nuôi, cha nuôi, anh nuôi, chị nuôi, em nuôi, con nuôi... Có lẽ em thiếu thốn về tình cảm? Nhưng người tu không được tìm bù trừ tình cảm vì họ phải có Chúa. Em nuôi nhiều như vậy khiến tôi đặt vấn đề về mối liên hệ với Chúa của em, nó chưa đủ mặn nồng khiến em còn thiếu thốn.

 

Và hơn thế nữa, chủng sinh hòa hợp chứ không được hòa tan với môi trường mình đang sống, vì vậy họ cần ý thức có những lời không nên nói, những việc không nên làm, những nơi chốn không được phép đặt chân vào và những mối liên hệ tình cảm mập mờ không nên dây dưa, nhùng nhằng.

 

Do đó, tôi lo ngại về những đứa con nuôi mới 15, 16 tuổi lang thang khắp nơi của em khi em chỉ mới là một chủng sinh. Tôi sợ em chưa đủ bản lĩnh để nhìn nó là một đứa con.

 

Em, hãy tập trưởng thành trong tình cảm để đừng bao giờ muốn chiếm đoạt một ai là của riêng mình. Hãy tập dấn thân trong mọi sự và cho mọi người. Hãy yêu thương tất cả không trừ một ai và không riêng người nào.

 

Em vẫn còn nhiều thời gian để tu luyện, nếu em chưa tu cho kỹ và luyện cho thành thì em nên xem lại những cái thành công rực rỡ bên ngoài em đang có, vì tôi sợ nó chỉ là thành công ảo.

 

Cuối cùng em đừng lo ngại về những gì tôi chia sẻ vì tôi vẫn quý mến ơn gọi của em và mong em trở thành một linh mục như lòng Chúa mong ước. Tôi chỉ ước mong em nhìn lại đời tu của mình mà thôi.

 

Anh, người đã từng là chủng sinh!

Bài cùng chuyên mục:

4 sai lầm cần tránh khi nghĩ về cầu nguyện (22/04/2024 16:29:07 - Xem: 218)

Là Kitô hữu, việc cầu nguyện không xa lạ gì với chúng ta, nhưng liệu chúng ta có hiểu rõ về bản chất của cầu nguyện và chính xác cầu nguyện là gì chăng?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 120 – Chúng con vẫn nhớ!  (15/04/2024 15:07:13 - Xem: 170)

Đối với ông bà tổ tiên đã qua đời khi ra thăm mộ, con có nên trò chuyện hay xin họ ban ơn gì không? Con phải làm thế nào khi ra viếng mộ để hợp với tinh thần Kitô giáo?

10 điều nên làm khi có người yêu – Phần 1 (14/04/2024 07:28:00 - Xem: 391)

Hỡi các cô gái, bài viết này dành riêng cho bạn, đặc biệt với những ai thừa nhận rằng mình đang yêu.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 124 - Độc thân khiết tịnh vì Nước Trời (14/04/2024 06:56:25 - Xem: 62)

Linh mục hay tu sĩ dòng có lời khấn khiết tịnh vậy mức độ nghiêm trọng trong vi phạm lời khấn trong tư tưởng và hành vi khác nhau như thế nào.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 118 – Người đã lập gia đình có được làm linh mục? (10/04/2024 09:33:45 - Xem: 306)

Con đọc trên Internet, thấy Giáo hội thường tranh luận về vấn đề người lập gia đình có được lãnh nhận chức linh mục?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 121 – Người bí ẩn trong Bữa Tiệc Ly (03/04/2024 07:37:54 - Xem: 268)

Nghe người ta nói rằng: người ngồi cạnh Đức Giêsu trong bích họa Bữa Tiệc Ly của Leonardo da Vinci là Maria Magdalena.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 117 – Người Công giáo làm từ thiện (28/03/2024 08:04:04 - Xem: 332)

Nếu bản thân chúng ta hay cộng đoàn nơi chúng ta sinh sống còn ít thực thi bác ái, có nghĩa là chúng ta chưa sống đúng với ơn gọi của người Kitô hữu.

Nói gì với những người trẻ không còn cần đến Thiên Chúa nữa? (24/03/2024 08:33:54 - Xem: 431)

Đức tin chỉ lớn lên khi luôn khao khát nó: các tông đồ cầu xin Chúa : “Xin gia tăng đức tin cho chúng con” (Lc 17, 5).

Hãm mình để nâng dậy tâm hồn (13/03/2024 08:03:14 - Xem: 423)

Theo truyền thống tốt lành của Giáo hội, để vươn đến nhân đức nhanh hơn, hãm mình là cần thiết: ăn chay, đánh tội, từ bỏ ý riêng, khiêm nhường.

Cầu nguyện Mùa Chay có gì khác? (04/03/2024 07:13:00 - Xem: 411)

Con biết Mùa Chay là Mùa của cầu nguyện. Con nghĩ mùa nào cũng cần cầu nguyện mà. Vậy ý nghĩa cầu nguyện trong mùa này là gì ạ?

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7