Suy tư - Cảm nghiệm

Tại sao 40 ngày sau phục sinh, Chúa Giê-su mới về trời!

  • In trang này
  • Lượt xem: 291
  • Ngày đăng: 18/04/2024 00:00:21

TẠI SAO 40 NGÀY SAU PHỤC SINH,

CHÚA GIÊ-SU MỚI VỀ TRỜI!

 

Cách thức Chúa chứng minh Ngài đã sống lại rất thực tế với tâm lý con người. Từ đó cho thấy tường thuật của các tác giả Tin Mừng không hề hư cấu, không bịa đặt vẽ vời…

 

 

Nỗi sợ phổ biến của loài người là Ma. Ma trong trí tưởng tượng có nhiều loại, nhưng loại gây khiếp đảm nhất là “vong hồn” người chết. Thiên hạ đồn người chết hiện về nhiều kiểu, nhưng chung qui chỉ là bóng hình, chẳng ai tin người chết sống lại thật.

 

Thế nên, sự kiện Đức Giêsu thực sự đã chết trước mặt nhiều nhân chứng, qua cả việc kiểm chứng (như giáo đâm, hạ xác, liệm và an táng), thì chuyện Ngài sống lại vượt quá sức tưởng tưởng của mọi người. Nếu Ngài công khai hiện ra để chứng minh rằng mình đã sống lại, sẽ gây ra những hậu quả khủng khiếp sau:

- Nỗi sợ hãi và khiếp đảm cho những ai khi trông thấy.

- Gây náo động xã hội: đồi thổi thêm thắt bịa đặt, thần thánh hóa sự kiện cách lệch lạc, mê tín...

- Sẽ có đàn áp, bắt bớ bịt miệng: Thế lực nào đã giết Ngài, họ sẽ tìm đủ mọi cách ngăn cấm hay mưu hại những ai làm chứng Ngài sống lại. Sẽ rất nguy hiểm cho Đức Mẹ và các môn đệ. Chúng cũng sẽ tuyên truyền sai lạc lèo lái dư luận làm biến dạng sự thật.

 

Như vậy, sự Phục Sinh của Chúa Giê-su sẽ phản tác dụng.

Đó là lý do tại sao sau phục sinh Ngài còn phải nán lại khá lâu ở trần gian. Vừa để giúp các nhân chứng xác tín, vừa chỉ bảo cách thế loan truyền Tin Mừng Phục Sinh cho toàn thế giới. Cách thức tỏ mình ra của Chúa Phục Sinh cho các môn đệ mới thật tâm lý và khôn ngoan:

- Đầu tiên là với từng người một, bắt đầu từ những người Ngài thân thiết nhất: Maria Madalena, Phê-rô và Gioan, lần lượt các Tông đồ, 2 môn đệ trên đường Emmau. Thân nên dễ dàng nhận ra Ngài, ít sẽ dễ tiếp cận và xử lý tình huống.

- Tiếp theo là đến số đông: Nhóm 6 ông đánh cá; nhóm 12 hội tụ; nhóm chung cả các bà, tông đồ, môn đệ…

- Bước nữa là hiện ra nhiều lần để nhân chứng xác tín niềm tin: Ban đầu họ sợ hãi khi thấy Ngài, lần sau họ cũng sợ nhưng bớt đi, tiếp nữa là hơi nghi ngờ, sau cùng là vui mừng…

- Kết hợp với những lần hiện ra là các cử chỉ và lời nói vô cùng thân thiết như khi xưa đã từng bên nhau. Câu nói: “Maria”, “Các con có gì ăn không”….  Hành vi: nướng cá, cầm bánh bẻ ra ăn, trao cho các ông… Nghe và nhìn là những người thân nhận ra Ngài ngay lập tức.

 

Cách thức Chúa chứng minh Ngài đã sống lại rất thực tế với tâm lý con người. Từ đó cho thấy tường thuật của các tác giả Tin Mừng không hề hư cấu, không bịa đặt vẽ vời… Mọi sự kiện đều rất rõ ràng, chi tiết và cụ thể.

“Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ

Biết cả khi con đứng con ngồi.

Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa….

Kỳ diệu thay, tri thức siêu phàm

Quá cao vời, con chẳng sao vươn tới”. (Tv 138, 1-2.6)

 

Linh mục Giuse Nguyễn Đức Thịnh

 

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ CN 5 Phục sinh năm B - 2024 (25/04/2024 21:57:07 - Xem: 428)

Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe Chúa Giêsu nói về sự “kết nối” này qua hình ảnh cây nho và cành nho. Cành nho chỉ sinh hoa trái nếu kết nối với cây nho.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 5 Phục sinh năm B - 2024 (24/04/2024 21:22:10 - Xem: 409)

Để ở lại và hưởng nguồn sống của Ðấng Phục Sinh, ta phải thông phần với thập giá của Chúa. Chính Ngài là “Con yêu dấu” của Chúa Cha cũng phải được cắt tỉa qua khổ đau

Suy Tư Tin Mừng CN4PS: Cách Mục Tử Giêsu chăm sóc con người (21/04/2024 00:27:16 - Xem: 235)

Chúa Giêsu biết rất rõ chúng ta. Câu này nghe có vẻ lạ tai, nhưng phản ánh đúng tính chất siêu phàm của Thiên Chúa.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 PS năm B (19/04/2024 00:46:30 - Xem: 431)

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 Phục sinh năm B (17/04/2024 23:56:59 - Xem: 0)

Ngày nay có nhiều người trẻ không muốn đi tu, có thể vì họ thấy nơi một số các linh mục và tu sĩ có một kiểu sống khô khan vị kỷ, không quảng đại và vui tươi hồn nhiên...

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 PS năm B (11/04/2024 08:22:12 - Xem: 623)

Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 3 Phục sinh năm B - 2024 (10/04/2024 08:06:33 - Xem: 706)

Các tông đồ không nhận ra Chúa Phục Sinh vì sợ hãi, nhưng người ta có thể không nhận ra chân lý vì tự mãn, kiêu ngạo và thành kiến.

Bốn gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô để thêm kiên nhẫn (09/04/2024 08:07:28 - Xem: 261)

Thiên Chúa là Đấng chậm giận. Đức Kitô đã thể hiện sự kiên nhẫn ngay chính trong cuộc Khổ nạn của Người.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 Phục sinh năm B (05/04/2024 07:31:00 - Xem: 522)

Chính đức tin kích hoạt lòng mến cao độ, để chúng ta có thể làm chứng cho lòng thương xót của Chúa bằng chính đời sống mình ở giữa mọi người hôm nay.

Gia vị cho bài giảng lễ CN 2 Phục sinh năm B - 2024 (02/04/2024 07:16:18 - Xem: 338)

Chúa Nhật Thứ Hai của Mùa Phục Sinh mời gọi chúng ta suy ngẫm về tình yêu thương và lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa dành cho chúng ta

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7