Hoạt động mục vụ

Nhân đức trong Gia đình: Cầu nguyện

  • In trang này
  • Lượt xem: 1,676
  • Ngày đăng: 23/08/2022 05:35:16

Nhân đức trong Gia đình: Cầu nguyện

“Hãy kêu cầu Ta, Ta sẽ đáp lời ngươi và sẽ tỏ cho ngươi biết những điều lớn lao và bí ẩn mà ngươi không biết”

Gr 33:3

 

 

1. Thế nào là cầu nguyện?

Cầu nguyện là nói chuyện với Chúa, có thể bằng nhiều cách thức khác nhau. Bạn có thể cầu nguyện trong thinh lặng hay cũng có thể cầu nguyện lớn tiếng. Bạn có thể cầu nguyện đang khi hát, đang khi nhảy múa và bằng bất cứ ngôn ngữ nào. Thiên Chúa luôn lắng nghe và thấu hiểu tâm hồn chúng ta.

 

Cầu nguyện là sống dưới sự hiện diện của Đấng Tạo Hóa và thực hiện những việc đơn giản nhất trong thái độ biết ơn. Đó là cách bạn ý thức mình là thụ tạo duy nhất tron công trình sáng tạo của Thiên Chúa và đang sống nhờ ân sủng Chúa ban. Cầu nguyện là cách chúng ta ca tụng Chúa và biết ơn vì tất cả những gì ta có. Khi bạn đang phản tỉnh trong thinh lặng, bạn đang cầu nguyện. Trong cầu nguyện bạn lắng nghe được tiếng nói của Thần Khí, bạn lắng nghe và đón nhận sự hướng dẫn của Thiên Chúa.

 

Bạn có thể tìm đến và cầu nguyện với Chúa bất cứ lúc nào. Trong cầu nguyện, bạn có thể chia sẻ niềm hi vọng, khó khăn, hay những gì bạn cảm thấy hổ thẹn và cả những điều làm bạn cảm thấy tự hào. Cầu nguyện giúp bạn tin tưởng vào Chúa và trao lại cho Chúa tất cả. Sống trong sự ý thức rằng cuộc sống là món quà bạn nhận được từ Chúa và đó cũng là thái độ của một tâm hồn cầu nguyện.

 

2. Tại sao cần thực hành?

Những người chỉ bận rộn với công việc mà không dừng lại một chút để cầu nguyện hay để phản tỉnh thì họ sẽ không thể chạm tới được tâm hồn mình. Chúng ta có thể cảm thấy cô độc dù đang ở giữa đám đông vì đã chẳng dành thời gian để cảm nhận sự hiện diện của Thiên Chúa. Hãy thử kiếm xem trên thế gian này có một ai có thể hiểu được tất cả những lo lắng, suy nghĩ, hy vọng và mơ ước của ta không?

 

Chúng ta không chỉ cầu nguyện trong những thời gian đặc biệt, trong nơi thờ phượng nhưng có thể cầu nguyện mọi lúc, mọi nơi ví dụ như khi thấy vẻ đẹp của thiên nhiên! Cầu nguyện cho chúng ta thấy sự việc rõ hơn khi rơi vào tình trạng bấn loạn. Cầu nguyện cho ta câu trả lời khi ta đang gặp khó khăn, cho ta sức mạnh để đối diện với những thử thách trong cuộc sống. Một tâm hồn cầu nguyện sẽ không bao giờ cảm thấy cô đơn.

 

3. Cách thực hành cầu nguyện

Bạn thực hành sống tâm tình cầu nguyện bằng cách giữ cho tâm hồn mình bình an và hồi tâm quay trở về với Chúa. Hãy cởi mở tâm hồn trước Chúa như thể bạn đang tâm sự với người bạn thân nhất. Tin tưởng vào sự hướng dẫn khôn ngoan của Ngài và đừng bao giờ bắt Ngài phải theo ý bạn. Hãy lắng nghe và chú ý tới điều xảy đến.

 

Trong cầu nguyện mà không biết lắng nghe thì giống như một người bấm số điện thoại và gác máy không cần đợi người bên kia trả lời. Thực sự, cầu nguyện là trở nên bình tâm và lắng nghe câu trả lời trong mối thân tình giữa tâm hồn mình với Chúa Thánh Thần.

 

Lời cầu nguyện được Chúa đáp lời bằng nhiều cách. Bạn đang suy gẫm và có một ý tưởng mới đến trong tâm trí mình. Bạn đang ngủ và một giấc mơ cho bạn câu trả lời. Bạn có thể cảm thấy lời nói hay hành động của một người nào đó thúc đẩy mình. Nhờ cầu nguyện, bạn trao cho thế giới một ánh nhìn mới. Vậy, bạn hãy sẵn sàng đón nhận câu trả lời của Chúa qua việc cầu nguyện của mình nhé!

 

Bạn có thể cầu nguyện bằng cách dâng lên Chúa công việc bạn đang thực hiện. Đó có thể là một việc nhỏ trong nhà, như sắp xếp giường, làm bài tập, hay một hành động bác ái đặc biệt bạn dành cho ai đó.

 

Cầu nguyện là cách bạn nói lời cám ơn Chúa và ý thức mình đang sống trong sự hiện diện của Ngài. Cảm xúc được yêu và được gắn bó sẽ không sau khi bạn cầu nguyện nhưng bạn chọn để sống với cảm xúc ấy trong suốt cả ngày sống của mình.

 

Người cầu nguyện sẽ như thế nào?

  • Bạn có vấn đề và không muốn nói với ai?
  • Bạn muốn làm một việc đặc biệt cho một ai đó?
  • Bạn bận rộn suốt cả ngày và cảm thấy mình đã xa Chúa và cả chính mình?
  • Bạn tham dự giờ cầu nguyện trong gia đình tại một nơi cầu nguyện đặc biệt và bạn ước gì mình có thể giữ mãi cảm xúc ấy?
  • Bạn thực sự hạnh phúc về điều gì đó mới xảy ra?

 

4. Dấu hiệu của sự thành công

Chúc mừng bạn khi:

  • Dành giờ cầu nguyện và phản tỉnh mỗi ngày
  • Nói chuyện với Chúa như với một người bạn thân
  • Chia sẻ suy nghĩ, hy vọng, sợ hãi thâm sâu trong bạn với Chúa
  • Tin tưởng, lắng nghe, đợi chờ câu trả lời của Chúa
  • Mang trong mình tâm tình biết ơn
  • Dâng lên Chúa công việc bạn thực hiện

 

Hãy cố gắng khi:

  • Bận rộn mà không có giờ để nói chuyện và lắng nghe Chúa
  • Cầu nguyện chỉ trong dịp đặc biệt
  • Nghĩ rằng Chúa giúp mọi người trừ bạn
  • Nài nỉ xin Chúa thực hiện điều bạn muốn
  • Để cho mình cảm thấy không có người trợ giúp và cô đơn

 

Khẳng định:

Cám ơn Chúa vì hồng ân cầu nguyện. Xin Chúa giúp con biết sống dưới sự hiện diện của Ngài. Con sẽ lắng nghe tiếng Ngài trong thinh lặng. Con dâng Chúa mọi công việc con làm hôm nay.

 

Trích sách: The Family Virtues Guide

Chuyển ngữ: Hướng Dương

Bài cùng chuyên mục:

Nhân đức trong Gia đình: Sự lưu tâm (17/01/2023 08:01:47 - Xem: 1,354)

Hãy để bản thân bạn luôn lưu tâm đến việc thực hành những điều tốt lành cho một trong những người anh em.

Nhân đức trong Gia đình: Sự tin tưởng (10/01/2023 05:26:22 - Xem: 1,550)

“Vậy, anh em đừng đánh mất lòng tin tưởng mạnh dạn của mình; lòng tin tưởng đó sẽ mang lại một phần thưởng lớn lao.”

Nhân đức trong Gia đình: Sạch sẽ (26/12/2022 17:10:35 - Xem: 1,844)

“Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống sự trong sáng, thánh thiện, sạch sẽ, tế nhị luôn tôn vinh giá trị của con người và thúc đẩy sự phát triển nội tâm của họ.

Nhân đức trong Gia đình: Sự hiệp nhất (20/12/2022 07:24:11 - Xem: 2,042)

“Sự hiệp nhất trong một con người cho phép họ nhìn mình trong toàn thể tạo thành, nhìn thấy toàn thể trong chính mình, nhìn mọi sự với con mắt vô tư”

Nhân đức trong Gia đình: Chân thật (13/12/2022 05:41:57 - Xem: 2,449)

“Anh em phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện”

Nhân đức trong Gia đình: Tín nhiệm (29/11/2022 05:46:11 - Xem: 1,255)

“Đừng trì hoãn lời khấn hứa với Chúa. Ngài không vui khi ngươi trì hoãn, hãy thực thi lời khấn hứa cùng Ngài.

Nhân đức trong Gia đình: Lòng trông cậy (22/11/2022 16:39:32 - Xem: 1,392)

“Trông cậy vào Đức Chúa và Ngài sẽ dẫn bạn đến sự thật. Người có niềm tin như vậy thì không phải lo sợ. Họ được ở trong sự bình an và hạnh phúc tuyệt vời, vì họ được dẫn đường đúng đắn.”

Nhân đức trong Gia đình: Lòng khoan dung (15/11/2022 05:44:22 - Xem: 1,748)

“Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.”

Nhân đức trong Gia đình: Lòng biết ơn (08/11/2022 05:27:34 - Xem: 1,613)

Điều sắp đến thì sẽ tốt hơn điều đã qua: Vì Đức Chúa sẽ trao cho bạn, bạn sẽ được hài lòng… hãy tường thuật chi tiết những ân huệ bạn đã nhận được từ Đức Chúa.”

Nhân đức trong Gia đình: Lòng sùng kính (01/11/2022 07:12:14 - Xem: 2,045)

Lòng sùng kính thể hiện trong cách bạn ý thức mình luôn trong sự hiện diện của Đấng Tạo Hóa và mọi cuộc đời đều quý giá.

  • Bài viết mới
    Câu chuyện chiều thứ 7