Nhân đức trong Gia đình: Chân thật
- In trang này
- Lượt xem: 3,311
- Ngày đăng: 13/12/2022 05:41:57
“Anh em phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện”
Ep 4:25
1. Thế nào là tính chân thật?
Tính chân thật hàm chứa trong chính lời nói và hành động của bạn. Không nói dối, dù để bảo vệ mình hay người khác là cách bạn sống chân thật và nói lên sự thật. Bạn không bao giờ nói dối. Bạn cho người khác thấy con người thật bằng chính hành động của mình mà không phóng đại hay khoác lác để gây ấn tượng hoặc ảo tưởng.
Sự chân thật không cho phép bạn tin vào những gì không đúng. Bạn không nói dối người khác cũng không dối chính mình.
Sống chân thật giúp bạn biện phân được thật giả. Quả thực, trong con người của bạn luôn tồn tại cả hai điều: sự chân thành và giả dối. Sống thật với chính mình là sống bằng chính bản chất thực sự của con người mình, bằng chính bản ngã của bạn.
2. Tại sao cần thực hành tính chân thật?
Khi con người không sống chân thật, thì chẳng ai biết được người đó có đang sống sự thật hay không. Họ cũng chẳng đủ tin tưởng để nghe bạn nói về sự khác biệt giữa sự thật và giả dối, giữa chuyện bịa đặt và điều thực sự xảy ra. Như thế, cuộc sống thiếu vắng niềm tin và chỉ còn lại là rắc rối và bất nhất!
Nếu một người sống trong sự thật thì chúng ta có thể tin tưởng những gì người ấy nói vì lời nói và suy nghĩ của họ thống nhất với nhau. Sự chân thật cho bạn tình yêu và lòng tin tưởng. Người khác biết là họ đang được ở bên một người chân thật và lương thiện.
Khi con người khám phá sự thật cho chính mình, họ không để cho người khác điều khiển suy nghĩ của mình. Họ loại bỏ khỏi mình những định kiến hay sự bất công hoặc những kết luận không đúng sự thật.
3. Thực hành như thế nào?
Bạn thực hành sống chân thật nghĩa là bạn chọn để sống cho sự thật mà không quan trọng những điều sẽ xảy ra. Nếu ai đó hỏi bạn về suy nghĩ của mình, bạn sẽ nói cho họ biết điều bạn thực sự suy nghĩ (nhưng thật khéo léo). Khi mắc phải sai lầm hay làm điều gì sai trái, bạn thừa nhận nó mà không cố gắng che giấu.
Bạn thực hành sống chân thật bằng cách dùng sự công bằng và sự phân định để phân biệt sự thật và giả dối. Nếu ai đó cố gắng gieo rắc trong bạn những điều không hay về một người khác mà bạn không tận mắt chứng kiến sự việc thì đừng chấp nhận “sự thật” đó. Bạn hãy tự mình khám phá ra sự thật.
Sống sự chân thật cho bạn khả năng để nói lên sự khác nhau giữa ảo tưởng và thực tế, không mị dân khi trình bày vấn dề này. Nếu bạn muốn dùng trí tưởng tượng của mình, điều đó rất tuyệt vời! Đó là món quà Chúa trao cho bạn. Bạn có thể dùng nó để nghĩ ra một câu chuyện, để kể nó với sự hăng say. Ví dụ như “Tôi mới nhìn thấy một viên kim cương trong vườn.” Sau đó, bạn nói ra sự thật “Đó chỉ là hạt mã não được đánh bóng thôi!” Nếu bạn đang ở giữa câu chuyện, bạn cũng có thể dừng lại và nói lên sự thật.
Bạn cho phép người khác nhìn bạn như bạn là. Không mong mình trở nên quan trọng bằng cách thổi phồng hay đánh bóng nhưng ý thức bạn quan trọng vì chính bạn là.
Một người sống chân thật phản ứng thế nào khi?
- Ai đó nói cho bạn biết người bạn thân của mình đang nói những lời không hay về bạn và không muốn làm bạn với mình nữa?
- Bạn thấy mình đang bào chữa để che giấu sai lầm?
- Bạn thích thổi phồng tài năng của mình?
- Một người bạn hỏi ý kiến của bạn về cách cô ấy đeo 6 cái bông tai?
- Ai đó đang bình luận về những người khác chủng tộc?
- Bạn thích tưởng tượng ra một câu chuyện lập dị để dọa em gái mình?
4. Dấu hiệu của sự thành công
Chúc mừng bạn khi:
- Chỉ nói lên sự thật
- Thực thi công bình bằng cách khám phá ra sự thật
- Có thể thấy được sự khác biệt giữa sự thật và điều tưởng tượng
- Cho người khác biết bạn đang tưởng tượng
- Thừa nhận sai lầm
- Biết rằng mình như thế là đủ không thổi phồng hay dối gạt để gây ấn tượng trên người khác
Hãy cố gắng khi:
- Chấp nhận những gì bạn nghe được mà không cần phải tìm hiểu
- Bị rối bời khi không phân biệt được thật, giả
- Nói dối
- Cố gắng để phỉnh gạt hay làm người khác bị lạc hướng
- Thổi phồng để gây ấn tượng cho người khác
Khẳng định:
Tôi sống chân thật. Tôi nói lên sự thật và làm chứng cho nó. Tôi không cần phải gây ấn tượng cho người khác hay phải thổi phồng về mình. Tôi tự hào là chính mình.
Trích sách: The Family Virtues Guide
Chuyển ngữ: Hướng Dương
Bài cùng chuyên mục:
Giáo xứ Thanh An: Mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (22/11/2023 09:49:09 - Xem: 307)
Chúa nhật, ngày 19-11-2023 hòa cùng cả nước mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, Giáo xứ Thạnh An đã tổ chức buổi gặp gỡ quy tụ gần 450 quý thầy cô giáo
Giáo Chức Công Giáo 3 Giáo Hạt: Chợ Mới - Long Xuyên – Châu Đốc Mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2023 (21/11/2023 10:41:41 - Xem: 260)
Ủy ban Giáo dục Công giáo Giáo phận Long Xuyên tổ chức cuộc họp mặt Giáo chức Công giáo liên Giáo hạt Chợ Mới – Long Xuyên – Châu Đốc,

Thường huấn 5 năm đầu đời Linh mục năm 2023 (26/08/2023 16:03:19 - Xem: 1,580)
Khóa thường huấn năm nay có sự tham dự của 149 linh mục, của ba giáo phận Cần Thơ, Long Xuyên và Vĩnh Long.

Dòng Thánh Gia: Tĩnh tâm năm 2023 (11/08/2023 10:04:11 - Xem: 1,023)
Trong các ngày từ 06-10/08/2023, tại Nhà Mẹ (Long Xuyên) đã diễn ra tuần tĩnh tâm năm 2023 với sự tham gia của đông đủ anh em Thánh Gia.

Ban Mục vụ Ơn Gọi: họp mặt và trao đổi (27/07/2023 14:51:27 - Xem: 1,440)
Nội dung được trao đổi là đưa ra định hướng cho ban mục vụ ơn gọi trong năm 2024 và nghe báo cáo từ các cha phụ trách ơn gọi trong giáo phận Long Xuyên.

Giáo xứ Hợp Châu: Thánh lễ Thêm sức (15/07/2023 15:58:44 - Xem: 1,198)
Vào lúc 9h00, ngày 15.7.2023, Giáo xứ Hợp Châu - kênh 5b, thuộc Giáo hạt Tân Thạnh đã hân hoan chào đón Đức Cha và quý cha về hiệp dâng Thánh lễ Thêm Sức.

Giáo họ An Thạnh – La Vang: Thánh lễ Thêm sức (10/07/2023 05:31:07 - Xem: 1,254)
Đức cha Giuse đã ban bí tích Thêm Sức cho em 30 em thiếu nhi và 2 người lớn, với ước mong đây chính là những chứng nhân để loan báo Tin mừng Chúa Kitô bởi ân sủng trong Chúa Thánh Thần.

GH Vĩnh Thạnh: Đoàn TNTT - Hiệp Đoàn Gioan Maria Vianney Hội thao hè 2023 (06/07/2023 18:23:08 - Xem: 2,223)
Mọi thành phần dân Chúa đều được mời gọi tham gia hiệp thông đồng trách nhiệm vì công cuộc mục vụ thiếu nhi của Giáo phận.

Giáo xứ Thức Hóa: Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức (04/07/2023 08:04:57 - Xem: 1,025)
Đức Giám mục Giuse Trần Văn Toản đã chủ tế Thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức cho 50 em thiếu nhi tại nhà thờ Thức Hóa.

Nhân đức trong Gia đình: Sự lưu tâm (17/01/2023 08:01:47 - Xem: 2,463)
Hãy để bản thân bạn luôn lưu tâm đến việc thực hành những điều tốt lành cho một trong những người anh em.
-
Thứ Năm 07/12/202 – Thứ Năm đầu tháng, tuần 1 mùa vọng. – Thánh Amrôxiô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ. – Người khôn ngoan thực sự.
Thánh Amrôxiô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.
-
Thứ Tư tuần 1 mùa vọng.
-
Thứ Ba tuần 1 mùa vọng.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 2 MV năm B
Việc sám hối bao gồm sự hoán cải. Vì “Sám” là ăn năn lỗi trước, và “Hối” là chừa bỏ lỗi sau. Chỉ có “sám” mà không có “hối” thì tội vẫn...
-
Đôi nét về Mùa Vọng
Đây cũng là mùa hy vọng, chờ đợi, và hướng tới cuộc quang lâm lần thứ hai của Đức Kitô. Sau đây là đôi nét về Mùa Vọng như một cách giúp...
-
Thái độ nào cho việc đón chờ Chúa?
Vài đề nghị cần thực hiện ngay để sống mùa Vọng, nhờ đó, ta có thể lưu lại trong Chúa, Đấng hằng ngự đến trong cõi lòng ta và nơi mọi người.
-
Linh mục, người của lòng thương xót
Tuy là những bài dành riêng cho các linh mục, nhưng tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đều có thể đọc để suy niệm và cầu nguyện miễn là biết...
-
Suy Tư Tin Mừng: Xin Ngài mau trở lại
Mùa Vọng là thời gian sống tâm tình kêu cầu. Bạn kêu cầu tình thương, kêu cầu để Chúa ghe mắt.
-
Khiêm nhường và Từ bi
"Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng" (Mt 11,29b). Đức khiêm nhường là đòi hỏi của Tin mừng, hay cụ thể hơn là của...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 1 mùa Vọng năm B
Thiên Chúa, Đấng sáng tạo là nhà điêu khắc thần linh. Ngài tạo dựng mỗi người chúng ta, rồi đem lòng yêu những người mà Ngài đã tạo ra.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 1 MV năm B
Mùa Vọng, mùa sống với tâm tình chờ đợi Chúa đến. Thật ra, Chúa đã đến và vẫn đang đến trong mọi nỗi vui buồn, trong mọi biến cố lớn nhỏ...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 108 - Của cho không bằng cách cho
Chúa nói: “Ai xin thì hãy cho”. Vậy nếu ta biết họ xin vì lười biếng thì ta có nên cho không? Nhất là những người giả bộ ăn xin!
-
Linh mục triều và dòng có gì khác?
Bài này được viết cho giới trẻ. Lý do là nhiều bạn trẻ thường hỏi về sự khác nhau giữa linh mục triều và linh mục dòng.
-
Tình yêu và lòng hiếu thảo
Mỗi khi đi ra đường, bạn để lại điều gì? Hy vọng không phải là rác rưởi nhé!
-
Chiếc ổ khóa và chìa khóa
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...