Hoạt động mục vụ

Nhân đức trong Gia đình: Sống có mục đích

  • In trang này
  • Lượt xem: 1,638
  • Ngày đăng: 30/08/2022 05:39:50

Nhân đức trong Gia đình: Sống có mục đích

 

 

“Người ta sẽ không đạt được kết quả gì nếu để cho suy nghĩ của mình bị phân tán, nhưng nếu suy nghĩ của họ tập trung vào một điều thì công việc của họ sẽ sinh hoa trái”

Trích bài viết của ABDU’L_BAHA

 

1. Thế nào là sống có mục đích?

Sống có mục đích là có sự tập trung rõ ràng thay vì sống mờ nhạt hay không ý thức mình đang làm gì hoặc tại sao mình lại thực hiện điều đó. Chúng ta hành động dựa trên mục đích một khi đã đặt mục tiêu cho cuộc đời mình. Sống có mục đích có nghĩa là chúng ta tập trung vào điều gì đó vì chính khi dồn hết trí lực của mình thì ta có thể giữ được mục tiêu. Sự tốt đẹp sẽ đến với bạn như là thành quả lao công của một sự tập trung nỗ lực. Bạn cần trung thành với mục đích của mình dù cho có những điều không mong muốn xảy đến.

 

Nhiều người sống và để cho cuộc sống trôi qua cách vô vọng. Người sống có mục đích là người làm cho mọi sự thành hiện thực. Với sự trợ giúp của Chúa, bạn có thể đạt được.

 

2. Tại sao cần thực hành?

Nếu sống không có mục đích, bạn sẽ bị bối rối. Bạn mất phương hướng khi đang làm việc, để cho mình bị phân tán và mọi nỗ lực của bạn thành vô ích. Bạn sẽ không hiểu tại sao mình đang thực hiện công việc này vì bạn sống không có mục đích. Khi gặp khó khăn, bạn sẽ bỏ cuộc.

 

Khi cuộc sống thiếu mục đích, rõ ràng ta sẽ bị phân tán. Như vậy, tâm lực của ta không thể tập trung vào một điều chính yếu và ta sẽ không đạt được kết quả gì. Ta sẽ làm mỗi thứ một chút và chẳng việc nào hoàn thành được. Một núi những kế hoạch sẽ bao vây chúng ta mà sẽ chẳng có cái nào thành sự. Kết cục là mọi nỗ lực và thời gian của ta trở thành vô ích.

 

Khi chọn sống có mục đích, bạn có thể đạt được những điều vĩ đại trong cuộc đời mình. Bạn có một kế hoạch hay mục tiêu rõ ràng cho điều bạn mong muốn. Hành động tập trung và bạn sẽ được thấy kết quả công sức của mình bỏ ra. Thế nên, bạn sẽ luôn có động lực vì bạn biết lý do mình thực hiện công việc này. Nó sẽ giúp gắn bó với mục đích của mình bất luận các vấn đề xảy đến.

 

3. Cách thực hành

Sống có mục đích là bạn nhắm tầm nhìn tới điều mình mong muốn. Điều này có nghĩa là bạn quyết định thực hiện điều được cho là quan trọng và ý nghĩa với bạn. Mục đích của cuộc đời bạn có thể là niềm tin đặt nơi Chúa.

 

Trước khi làm gì bạn tự hỏi: “Điều tôi thực sự mong muốn đạt được là gì?” Đây chính là tầm nhìn và cũng là mục tiêu của bạn. Rồi bạn hỏi mình: “Điều gì khiến cái quyết định này trở nên quan trọng với tôi?” Câu trả lời cho câu hỏi này chính là mục đích của bạn. Khi đó bạn đã sẵn sàng bắt tay vào hành động.

 

Khi hành động, bạn hãy tự hỏi mình: “Việc tôi đang thực hiện có giúp tôi đạt được mục đích của mình không?” Nếu câu trả lời là có thì hãy tập trung hết mình vào nó. Nếu có câu trả lời ngược lại thì hãy thay đổi cách bạn thực hiện cho đúng với mục đích của mình.

 

Bạn phân tâm khi có điều gì đó xảy đến ngáng đường, hãy cố gắng để bám trụ. Sau đó quay trở lại với mục đích của mình sớm bao nhiêu có thể.

 

Bạn hãy thực hiện từng công việc một và dành cho nó tất cả sự tập trung và quan tâm của mình. Đừng để cho mình bị phân tán bởi nhiều hướng, hãy cố gắng một thứ trong một lúc thôi.

 

Một người sống có mục đích phản ứng thế nào?

  • Bạn quyết định xây dựng hoặc tạo lập một điều có vẻ khó?

  • Bạn cố gắng hoàn thành bài tập nhưng bị phân tâm vì những mộng tưởng hão huyền?

  • Một người bạn tới khi bạn đang làm công việc nhà?

  • Bạn muốn học một loại nhạc cụ?

  • Bạn thấy thật khó để thực hành một nhân đức?

 

4. Dấu hiệu sự thành công

Chúc mừng bạn khi:

  • Có một tầm nhìn rõ ràng về điều bạn muốn đạt được

  • Luôn suy nghĩ tại sao bạn muốn đạt được điều đó

  • Tập trung nỗ lực vào mục tiêu

  • Tránh những mối phân tâm

  • Thực hiện từng công việc một và hoàn thành việc bạn đã khởi sự

  • Trở lại với mục đích của mình khi bị phân tâm

  • Kiên trì tới khi đạt được mục tiêu

 

Hãy cố gắng khi:

  • Cho rằng chẳng có gì quan trọng

  • Phấn khởi khi bắt đầu một việc bằng nhiều hướng khác nhau

  • Quên việc bạn đang thực hiện

  • Quên lý do bạn làm công việc này

  • Thay đổi mục tiêu để cho công việc dễ dàng hơn

  • Từ bỏ trước khi bạn có thể đạt được điều đã đặt ra

 

Khẳng định:

Tôi sống có mục đích. Tôi biết rõ điều tôi đang thực hiện và lý do của nó. Tôi tập trung vào điều quan trọng nhất. Với sự trợ giúp của Chúa, tôi có thể thực hiện được những điều vĩ đại.

Trích sách: The Family Virtues Guide

Chuyển ngữ: Hướng Dương

Bài cùng chuyên mục:

Nhân đức trong Gia đình: Sự lưu tâm (17/01/2023 08:01:47 - Xem: 1,356)

Hãy để bản thân bạn luôn lưu tâm đến việc thực hành những điều tốt lành cho một trong những người anh em.

Nhân đức trong Gia đình: Sự tin tưởng (10/01/2023 05:26:22 - Xem: 1,550)

“Vậy, anh em đừng đánh mất lòng tin tưởng mạnh dạn của mình; lòng tin tưởng đó sẽ mang lại một phần thưởng lớn lao.”

Nhân đức trong Gia đình: Sạch sẽ (26/12/2022 17:10:35 - Xem: 1,845)

“Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống sự trong sáng, thánh thiện, sạch sẽ, tế nhị luôn tôn vinh giá trị của con người và thúc đẩy sự phát triển nội tâm của họ.

Nhân đức trong Gia đình: Sự hiệp nhất (20/12/2022 07:24:11 - Xem: 2,044)

“Sự hiệp nhất trong một con người cho phép họ nhìn mình trong toàn thể tạo thành, nhìn thấy toàn thể trong chính mình, nhìn mọi sự với con mắt vô tư”

Nhân đức trong Gia đình: Chân thật (13/12/2022 05:41:57 - Xem: 2,449)

“Anh em phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện”

Nhân đức trong Gia đình: Tín nhiệm (29/11/2022 05:46:11 - Xem: 1,255)

“Đừng trì hoãn lời khấn hứa với Chúa. Ngài không vui khi ngươi trì hoãn, hãy thực thi lời khấn hứa cùng Ngài.

Nhân đức trong Gia đình: Lòng trông cậy (22/11/2022 16:39:32 - Xem: 1,392)

“Trông cậy vào Đức Chúa và Ngài sẽ dẫn bạn đến sự thật. Người có niềm tin như vậy thì không phải lo sợ. Họ được ở trong sự bình an và hạnh phúc tuyệt vời, vì họ được dẫn đường đúng đắn.”

Nhân đức trong Gia đình: Lòng khoan dung (15/11/2022 05:44:22 - Xem: 1,748)

“Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.”

Nhân đức trong Gia đình: Lòng biết ơn (08/11/2022 05:27:34 - Xem: 1,613)

Điều sắp đến thì sẽ tốt hơn điều đã qua: Vì Đức Chúa sẽ trao cho bạn, bạn sẽ được hài lòng… hãy tường thuật chi tiết những ân huệ bạn đã nhận được từ Đức Chúa.”

Nhân đức trong Gia đình: Lòng sùng kính (01/11/2022 07:12:14 - Xem: 2,046)

Lòng sùng kính thể hiện trong cách bạn ý thức mình luôn trong sự hiện diện của Đấng Tạo Hóa và mọi cuộc đời đều quý giá.

  • Bài viết mới
    Câu chuyện chiều thứ 7