Nhân đức trong Gia đình: Sự lưu tâm
- In trang này
- Lượt xem: 2,330
- Ngày đăng: 17/01/2023 08:01:47
“Hãy để bản thân bạn luôn lưu tâm đến việc thực hành những điều tốt lành cho một trong những người anh em. Hãy trao cho họ tình yêu thương, sự quan tâm và những suy nghĩ tốt lành.”
Trích trong bài viết của ABDU’L BAHA
1. Thế nào là sự lưu tâm?
Lưu tâm là quan tâm đến người khác và cảm xúc của họ. Đó là việc xét xem hành động của bạn có ảnh hưởng gì tới người khác hay không và xét xem người khác đang suy nghĩ như thế nào.
Sự lưu tâm chính là sự chu đáo. Đó là để ý đến người khác, đến những điều họ thích và không thích; sau đó, làm những gì mang lại niềm vui cho họ.
Lưu tâm là coi trọng mọi người như nhau, xem mọi người như chính mình, cả với những người bạn thích và không thích. Khi bạn có một sở thích khác biệt, sự lưu tâm nhắc nhở rằng bạn đừng cố thuyết phục người khác: họ sai còn bạn đúng. Bạn tôn trọng cảm xúc của họ. Như vậy,sự lưu tâm khiến bạn luôn suy nghĩ tới nhu cầu của người khác.
2. Tại sao cần thực hành sự lưu tâm?
Khi hành xử ích kỷ và không có sự lưu tâm, bạn sẽ làm tổn thương người khác. Nếu bạn không quan tâm đến người khác thì họ cũng sẽ hành xử với bạn như vậy. Bạn có thể mở nhạc với âm lượng lớn làm cho người khác phiền lòng; bạn có thể làm điều gì đó cản trở hoặc gây nguy hiểm cho người khác.
Không có sự lưu tâm, mọi người dễ cãi vả, bởi vì họ cảm thấy nhu cầu của họ bị làm ngơ. Khi bạn lưu tâm đến họ, mọi việc sẽ trở nên yên bình hơn.
Khi biết lưu tâm đến người khác, mọi người cảm thấy họ thật quan trọng với bạn, bởi vì bạn suy xét về họ trước khi hành động và kiểm tra để chắc rằng mọi sự diễn ra đúng như bạn mong đợi. Khi bạn bắt đầu sống lưu tâm đến người khác thì họ cũng bắt đầu làm như bạn. Đó thực là một sự đồng điệu!
3. Cách thực hành sự lưu tâm
Sự lưu tâm bắt đầu bằng việc bạn chú ý tới những hành động của mình xem nó ảnh hưởng tới người khác như thế nào. Bạn nhận ra rằng họ có thể thích hoặc không thích. Sau đó, bạn xem xét đến cảm xúc của họ.
Khi bạn sống lưu tâm, bạn hành động như thể người khác cũng quan trọng như bạn. Sự lưu tâm khiến bạn đặt ra cho mình những câu hỏi như: “Điều này có thể làm tổn thương hoặc quấy rầy một ai đó không?” Nếu câu trả lời là có thì bạn sẽ sáng tạo cách hành động để có thể thực hiện công việc của mình trong khi vẫn tôn trọng người khác.
Một số cách thực hành cụ thể: bước đi nhẹ nhàng khi một ai đó đang đọc sách, đợi sự cho phép để đặt câu hỏi nếu họ đang bận, lên kế hoạch để có mặt đúng giờ cùng ăn tối với gia đình hoặc có mặt đúng lúc để cho thú cưng thức ăn.
Sống lưu tâm cho bạn một cảm giác rằng bạn đang mang hạnh phúc tới cho người khác. Khi muốn trao cho ai một món quà, bạn suy nghĩ kỹ xem món quà ấy có làm họ vui lòng không. Nếu ai đó bị ốm, bạn mang cho họ một ly nước hoặc kéo tấm chăn đắp giùm họ; ban trao cho họ một vài cử chỉ yêu thương. Nếu ai đó buồn, bạn đặt mình trong hoàn cảnh của họ và nghĩ xem bạn cần gì từ một người bạn trong hoàn cảnh này.
Một người biết lưu tâm đến người khác sẽ làm thế nào nếu…
- Người thân đang buồn vì bị ốm và phải nằm một chỗ?
- Bạn và bố mẹ có những sở thích âm nhạc khác nhau, bạn nên mở âm lượng ở mức độ nào?
- Sắp tới sinh nhật của một người bạn thân?
- Bạn bước vào cổng trường và nhận ra có một ai đó đang đứng ngay sau lưng bạn?
- Bạn vừa từ trường về và bà của bạn đang nghỉ?
4. Dấu hiệu của sự thành công
Chúc mừng bạn khi:
- Tôn trọng nhu cầu và cảm xúc của người khác
- Thấy rằng quan điểm của người khác cũng quan trọng như của bạn
- Dành thời gian và suy nghĩ xem hành động của bạn ảnh hưởng thế nào tới người khác
- Giữ thinh lặng khi người khác đang tập trung hoặc đang nghỉ ngơi
- Đặt mình trong hoàn cảnh của người khác
- Quan tâm, chú ý tới người khác
- Nghĩ tới những việc nhỏ bé có thể mang đến niềm vui cho người khác
Hãy cố gắng nếu:
- Làm việc mà không cần biết người khác bị ảnh hưởng thế nào
- Chẳng cần biết anh em của mình thế nào cho tới khi họ bực tức
- Làm việc theo cách bạn muốn. Mong người khác điều chỉnh theo suy nghĩ của mình nếu họ không thích
- Tin rằng chỉ mình bạn mới quan trọng
- Phớt lờ sinh nhật hoặc quên những dịp cần trao quà cho người khác
Khẳng định:
Tôi là một người lưu tâm đến người khác. Tôi luôn suy nghĩ để hành động của tôi không ảnh hưởng tới người khác. Tôi luôn bận tâm về những điều có thể mang đến niềm vui cho người khác.
Nguyên bản: The Family Virtues Guide: Simple Ways to Bring Out the Best in Our Children and Ourselves
Tác giả: Linda Kavelin Popov
Dịch giả: Hướng Dương
Bài cùng chuyên mục:

Thường huấn 5 năm đầu đời Linh mục năm 2023 (26/08/2023 16:03:19 - Xem: 628)
Khóa thường huấn năm nay có sự tham dự của 149 linh mục, của ba giáo phận Cần Thơ, Long Xuyên và Vĩnh Long.

Dòng Thánh Gia: Tĩnh tâm năm 2023 (11/08/2023 10:04:11 - Xem: 584)
Trong các ngày từ 06-10/08/2023, tại Nhà Mẹ (Long Xuyên) đã diễn ra tuần tĩnh tâm năm 2023 với sự tham gia của đông đủ anh em Thánh Gia.

Ban Mục vụ Ơn Gọi: họp mặt và trao đổi (27/07/2023 14:51:27 - Xem: 991)
Nội dung được trao đổi là đưa ra định hướng cho ban mục vụ ơn gọi trong năm 2024 và nghe báo cáo từ các cha phụ trách ơn gọi trong giáo phận Long Xuyên.

Giáo xứ Hợp Châu: Thánh lễ Thêm sức (15/07/2023 15:58:44 - Xem: 910)
Vào lúc 9h00, ngày 15.7.2023, Giáo xứ Hợp Châu - kênh 5b, thuộc Giáo hạt Tân Thạnh đã hân hoan chào đón Đức Cha và quý cha về hiệp dâng Thánh lễ Thêm Sức.

Giáo họ An Thạnh – La Vang: Thánh lễ Thêm sức (10/07/2023 05:31:07 - Xem: 992)
Đức cha Giuse đã ban bí tích Thêm Sức cho em 30 em thiếu nhi và 2 người lớn, với ước mong đây chính là những chứng nhân để loan báo Tin mừng Chúa Kitô bởi ân sủng trong Chúa Thánh Thần.

GH Vĩnh Thạnh: Đoàn TNTT - Hiệp Đoàn Gioan Maria Vianney Hội thao hè 2023 (06/07/2023 18:23:08 - Xem: 2,051)
Mọi thành phần dân Chúa đều được mời gọi tham gia hiệp thông đồng trách nhiệm vì công cuộc mục vụ thiếu nhi của Giáo phận.

Giáo xứ Thức Hóa: Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức (04/07/2023 08:04:57 - Xem: 904)
Đức Giám mục Giuse Trần Văn Toản đã chủ tế Thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức cho 50 em thiếu nhi tại nhà thờ Thức Hóa.

Nhân đức trong Gia đình: Sự tin tưởng (10/01/2023 05:26:22 - Xem: 2,567)
“Vậy, anh em đừng đánh mất lòng tin tưởng mạnh dạn của mình; lòng tin tưởng đó sẽ mang lại một phần thưởng lớn lao.”

Nhân đức trong Gia đình: Sạch sẽ (26/12/2022 17:10:35 - Xem: 2,735)
“Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống sự trong sáng, thánh thiện, sạch sẽ, tế nhị luôn tôn vinh giá trị của con người và thúc đẩy sự phát triển nội tâm của họ.

Nhân đức trong Gia đình: Sự hiệp nhất (20/12/2022 07:24:11 - Xem: 2,794)
“Sự hiệp nhất trong một con người cho phép họ nhìn mình trong toàn thể tạo thành, nhìn thấy toàn thể trong chính mình, nhìn mọi sự với con mắt vô tư”
-
Nguyên nhân đưa người trẻ đến tự vẫn
Theo bảng thống kê mới đây, thì trên thế giới hiện nay mỗi ngày có tới 300 bạn trẻ tự tử, và có tới 3.000 bạn trẻ toan tự tử nhưng không...
-
Chứng biếng ăn tâm thần
Người thành công hơn cả là người tuy có ít, nhưng biết làm lợi nhiều, biết tận dụng vốn liếng tinh thần để ích lợi cho bản thân và cho...
-
Sự cho phép của Chúa trước mệt mỏi của con người
Một con người cầu nguyện là điều đẹp lòng Thiên Chúa, dù nhiệt tình hay mệt mỏi, có lẽ khi mệt mỏi còn đẹp lòng hơn.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm A
Không phải Chúa mắc nợ chúng ta điều gì. Đó là điều Chúa Giêsu giải thích qua dụ ngôn về tiền lương công bằng. (Cha Ed Markquart).
-
Suy Tư Chúa Nhật: Ghen tị với lòng quảng đại của Chúa
Chúng ta được mời gọi sống biết ơn và quảng đại trao tặng những gì mình đang có. Lòng quảng đại sẽ giúp ta mỗi ngày trở nên giống Chúa...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 25 TN năm A
Đừng tỏ ra mình hay hơn, tốt hơn, xứng đáng hơn người khác, nhưng hãy nhận ra lòng thương xót của Thiên Chúa trên cuộc đời mình.
-
Sáu tội mà người tín hữu Kitô không còn phân biệt được
Bắt đầu từ bây giờ, chúng ta phải có chọn lựa đúng đắn: chấp nhận các yếu đuối của mình và mặc lấy đức tính khiêm nhường.
-
Cha là ai? Mẹ là ai?
Dù cha mẹ tôi rất tốt rất tuyệt, nhưng giới hạn của cha mẹ cũng thật nhiều. Chẳng ai sống thay cho tôi được, và tôi sống luôn cần người...
-
Từ bỏ nỗi sợ
Không dễ để từ bỏ nỗi sợ, cũng không dễ để dạy người khác cách làm. Nỗi sợ chiếm giữ chúng ta, vì gần như cả đời, chúng ta có quá nhiều...
-
Bệnh sĩ
Đức GH Phaolo VI: “Con người hôm nay cần chứng nhân hơn thầy dạy”. Bớt lý thuyết, ban bệ và chức danh, tự khắc Giáo hội sẽ năng động và...
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
Có một thứ không thể cứu được: Đó chính là tuyệt vọng. Có một thứ không thể bội quên: Đó chính là cảm ơn.
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...
-
Chuyện thị phi
-
Con trăn và người phụ nữ