Nhân đức trong Gia đình: Vâng lời
- In trang này
- Lượt xem: 1,685
- Ngày đăng: 26/07/2022 07:28:34
“Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điểu phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa” để được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này.”
Ep 6:1-2
1. Thế nào là sự vâng lời?
Sự vâng lời là kim chỉ nam hướng dẫn và thành lũy bảo vệ bạn. Bạn cần phải tự suy xét và phải chắc chắn khi bạn vâng nghe ai đó kể cả người trong gia đình. Làm như vậy là tốt cho chính mình và cũng không làm tổn thương đến mình hay người khác.
Sự vâng lời buộc bạn tuân theo một luật lệ cho dù bạn không thích hoặc cảm thấy mình mất tự do. Bạn sống theo luật lệ và không cần ai phải giám sát mình. Sống vâng lời là cách tốt nhất để được người khác tín nhiệm.
2. Tại sao cần thực hành sự vâng lời?
Sự vâng lời giữ gìn bạn an toàn và trao cho bạn niềm hạnh phúc. Ai không quan tâm đến việc sống vâng lời thì người ấy chỉ làm điều họ thích và có thể sẽ làm tổn hại đến chính họ và người khác. Ví dụ như mọi người đều lái xe nhanh theo ý họ muốn thì nhiều người sẽ bị thương hoặc thậm chí thiệt mạng. Nếu bạn đi xe trái đường, bạn cũng dễ có thể sẽ bị tai nạn. Như vậy, thế giới sẽ đầy rẫy những nguy hiểm. Khi sự vâng lời vắng mặt thì tổn thương và mất mát sẽ xảy đến.
Tinh thần sống tuân thủ luật lệ giúp con người biết quan tâm đến việc bảo vệ chính mình và như thế nó sẽ mang lại cho họ sự an toàn và tự do. Nếu bạn biết nơi mình chơi an toàn thì bạn có thể thấy mình được tự do khỏi mối bận tâm đến những nguy hiểm không cần thiết. Cũng tương tự như vậy, những luật lệ trong cộng đồng được đưa ra để bảo vệ cộng đồng đó. Khi mọi người cùng tuân thủ thì họ cũng dễ dàng tin tưởng nhau.
Khi những người trong một gia đình làm theo nội quy trong nhà như ai là người rửa bát đĩa, ai là người chăm sóc thú vật thì cuộc sống sẽ ổn thỏa. Nếu bạn lắng nghe sự hướng dẫn nội tâm, cuộc sống của bạn sẽ ổn định và trật tự. Như vậy, bạn có thể tin tưởng chính mình.
3. Cách thực hành
Sự tuân phục khởi đi từ việc thực hành những điều được yêu cầu – từ gia đình, từ thầy cô, từ quốc gia hay từ chính niềm tin của mình.
Sự tuân phục góp phần cho cuộc sống bình đẳng bằng cách đòi hỏi mọi người sống theo các luật lệ. Hãy sử dụng sức mạnh nội lực để tuân giữ dù có những khi bạn muốn phá bỏ hay muốn phớt lờ chúng. Chúng ta cũng phải tự ý thức trách nhiệm trong việc giữ những điều đã kết ước hơn là để người khác nhắc nhở. Hãy trung thành với những gì cha mẹ, người lớn, và thầy cô yêu cầu dù không có ai ở bên quan sát bạn và tuân thủ những quy định của nơi bạn sống.
Tôn trọng nhà chức trách khi họ đưa ra những điều cần thực hiện, dẫu cho có khi bạn không đồng ý hay chưa hiểu thấu. Nếu bạn cần đặt câu hỏi liên quan đến một quy tắc hoặc quyết định, hãy làm việc đó một cách tôn trọng và sau đó làm những gì bạn biết là đúng.
Lắng nghe tiếng nói của lương tâm, đó là tiếng nói của sự thật vì lương tâm biết điều gì là đúng. Hãy can đảm để đứng về phía sự thật.
Bạn phải trả giá cho một sự bất tuân của mình, hãy can đảm để học được bài học từ chính cái giá mình phải trả. Sẵn sàng đối diện với hậu quả. Hãy tha thứ cho chính mình và làm một khởi đầu mới. Đừng sợ khi phải bắt đầu lại.
Một người tuân phục phản ứng thế nào?
- Bạn muốn cùng bạn của mình băng qua con đường đông người và bạn xô người ấy đi cho nhanh mà không dẫn đi qua làn đường dành cho người đi bộ?
- Bạn muốn ở lại nhà một người bạn qua đêm và cha mẹ bạn không cho phép? Bạn nghĩ rằng họ không công bằng?
- Bạn đi thăm ông bà trong những ngày hè và họ có những quy định khác về giờ nghỉ ngơi, tắm rửa, làm việc nhà so với thời biểu tại gia đình?
- Một vài nhà chức trách cố gắng thuyết phục bạn làm những việc bạn thấy không đúng hoặc làm tổn hại đến người khác?
4. Dấu hiệu của sự thành công
Chúc mừng bạn khi:
- Sử dụng sức mạnh nội lực để tuân theo những quy định cho dù có khi bạn muốn phá hay phớt lờ
- Giữ điều mình đã cam kết mà không cần người khác nhắc nhở
- Thực hiện điều đúng đắn mà không cần người giám sát bạn
- Đặt câu hỏi cho nhà chức trách trong sự tôn trọng
- Chấp nhận hậu quả khi bạn không tuân thủ luật và làm một khởi đầu mới.
- Lắng nghe tiếng nói nội tâm
Hãy cố gắng khi:
- Không biết lề luật và cũng chẳng quan tâm tới việc học hỏi
- Không bằng lòng với sự hướng dẫn của người lớn, thầy cô hay luật lệ trong khu vực – làm điều bạn muốn
- Phớt lờ luật lệ – những điều giúp cho bạn và mọi người được an toàn
- Vấn nạn một quyết định trong thái độ rên rỉ, càm ràm hay giận dữ
- Cần người nhắc nhở đến vài lần mới thực hiện
- Chỉ tuân thủ khi có người quan sát
- Không bao giờ hỏi người có trách nhiệm bất luận là bạn hoặc người khác bị tổn thương
Khẳng định:
Tôi là người sống vâng phục. Tôi lắng nghe người lớn hơn. Tôi can đảm đối diện với hậu quả và làm một khởi đầu mới. Tôi lắng nghe tiếng nói của lương tâm và thực hiện điều đúng đắn.
Bài cùng chuyên mục:
Giáo xứ Thanh An: Mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (22/11/2023 09:49:09 - Xem: 220)
Chúa nhật, ngày 19-11-2023 hòa cùng cả nước mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, Giáo xứ Thạnh An đã tổ chức buổi gặp gỡ quy tụ gần 450 quý thầy cô giáo
Giáo Chức Công Giáo 3 Giáo Hạt: Chợ Mới - Long Xuyên – Châu Đốc Mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2023 (21/11/2023 10:41:41 - Xem: 221)
Ủy ban Giáo dục Công giáo Giáo phận Long Xuyên tổ chức cuộc họp mặt Giáo chức Công giáo liên Giáo hạt Chợ Mới – Long Xuyên – Châu Đốc,

Thường huấn 5 năm đầu đời Linh mục năm 2023 (26/08/2023 16:03:19 - Xem: 1,525)
Khóa thường huấn năm nay có sự tham dự của 149 linh mục, của ba giáo phận Cần Thơ, Long Xuyên và Vĩnh Long.

Dòng Thánh Gia: Tĩnh tâm năm 2023 (11/08/2023 10:04:11 - Xem: 990)
Trong các ngày từ 06-10/08/2023, tại Nhà Mẹ (Long Xuyên) đã diễn ra tuần tĩnh tâm năm 2023 với sự tham gia của đông đủ anh em Thánh Gia.

Ban Mục vụ Ơn Gọi: họp mặt và trao đổi (27/07/2023 14:51:27 - Xem: 1,399)
Nội dung được trao đổi là đưa ra định hướng cho ban mục vụ ơn gọi trong năm 2024 và nghe báo cáo từ các cha phụ trách ơn gọi trong giáo phận Long Xuyên.

Giáo xứ Hợp Châu: Thánh lễ Thêm sức (15/07/2023 15:58:44 - Xem: 1,190)
Vào lúc 9h00, ngày 15.7.2023, Giáo xứ Hợp Châu - kênh 5b, thuộc Giáo hạt Tân Thạnh đã hân hoan chào đón Đức Cha và quý cha về hiệp dâng Thánh lễ Thêm Sức.

Giáo họ An Thạnh – La Vang: Thánh lễ Thêm sức (10/07/2023 05:31:07 - Xem: 1,245)
Đức cha Giuse đã ban bí tích Thêm Sức cho em 30 em thiếu nhi và 2 người lớn, với ước mong đây chính là những chứng nhân để loan báo Tin mừng Chúa Kitô bởi ân sủng trong Chúa Thánh Thần.

GH Vĩnh Thạnh: Đoàn TNTT - Hiệp Đoàn Gioan Maria Vianney Hội thao hè 2023 (06/07/2023 18:23:08 - Xem: 2,213)
Mọi thành phần dân Chúa đều được mời gọi tham gia hiệp thông đồng trách nhiệm vì công cuộc mục vụ thiếu nhi của Giáo phận.

Giáo xứ Thức Hóa: Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức (04/07/2023 08:04:57 - Xem: 1,020)
Đức Giám mục Giuse Trần Văn Toản đã chủ tế Thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức cho 50 em thiếu nhi tại nhà thờ Thức Hóa.

Nhân đức trong Gia đình: Sự lưu tâm (17/01/2023 08:01:47 - Xem: 2,447)
Hãy để bản thân bạn luôn lưu tâm đến việc thực hành những điều tốt lành cho một trong những người anh em.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 1 mùa Vọng năm B
Thiên Chúa, Đấng sáng tạo là nhà điêu khắc thần linh. Ngài tạo dựng mỗi người chúng ta, rồi đem lòng yêu những người mà Ngài đã tạo ra.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 1 MV năm B
Mùa Vọng, mùa sống với tâm tình chờ đợi Chúa đến. Thật ra, Chúa đã đến và vẫn đang đến trong mọi nỗi vui buồn, trong mọi biến cố lớn nhỏ...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 108 - Của cho không bằng cách cho
Chúa nói: “Ai xin thì hãy cho”. Vậy nếu ta biết họ xin vì lười biếng thì ta có nên cho không? Nhất là những người giả bộ ăn xin!
-
Linh mục triều và dòng có gì khác?
Bài này được viết cho giới trẻ. Lý do là nhiều bạn trẻ thường hỏi về sự khác nhau giữa linh mục triều và linh mục dòng.
-
Đời này – đời sau
Sống trọn vẹn đời này chính là sống những giá trị tốt đẹp của nó ở mức độ cao nhất: yêu thương, vị tha, hoà nhã, hy sinh…
-
Bất lực cũng phong phú
Đêm tối tâm hồn là gì? Đó là trải nghiệm mà chúng ta không còn có thể cảm nhận được Chúa một cách tưởng tượng hay cảm nhận Chúa một cách...
-
Gia đình sống Bí tích Thánh Thể: Sống hy sinh cho nhau bằng một tình yêu tự hiến
Khi lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa, người tín hữu được kết hợp với Chúa Kitô, nhờ đó họ được liên kết trong một gia đình, trở nên một...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 34 TN năm A
Mọi người chúng ta sẽ không bị xét xử về điều gì khác ngoài tình yêu, nghĩa là những gì đã làm hay không làm cho anh chị em mình.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 34 TN năm A
vương quốc của Chúa Kitô vẫn tồn tại mãi mãi. Và vì thế, chúng ta, với tư cách là những Kitô hữu thuộc về Ngài, không sợ chết, vì nó đã...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 107 - Ý nghĩa của lao động
Chẳng có lao động nào lại không đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ cái gì đó. Từng nhát cuốc bổ xuống trên ruộng đồng mang theo biết bao giọt...
-
Tình yêu và lòng hiếu thảo
Mỗi khi đi ra đường, bạn để lại điều gì? Hy vọng không phải là rác rưởi nhé!
-
Chiếc ổ khóa và chìa khóa
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...