Năm Thượng HĐGM Thứ 16

Thượng Hội Đồng quan tâm gì ở giai đoạn châu lục?

  • In trang này
  • Lượt xem: 3,030
  • Ngày đăng: 09/03/2023 08:34:50

 

Tài liệu làm việc của Thượng Hội đồng giai đoạn châu lục cho biết thượng Hội Đồng quan tâm gì ở giai đoạn này, ngang qua các chứng từ sinh động được trích dẫn. Khóa họp cấp đại lục của Giáo hội Á châu chuẩn bị Thượng HĐGM diễn ra tại Bangkok, Thái Lan đã tập trung vào những căng thẳng đang làm tổn thương Châu Á, cụ thể là: (1) vấn đề sống tinh thần hiệp hành và đưa ra quyết định, (2) ơn gọi linh mục, (3) giới trẻ và người nghèo, (4) xung đột tôn giáo và (5) chủ nghĩa giáo sĩ trị.

 

Khoá họp cấp đại lục của Giáo hội Á châu chuẩn bị Thượng HĐGM đã diễn ra tại Bangkok, Thái Lan, và được tiến hành đúng theo định hướng của Tài liệu làm việc của Thượng Hội đồng giai đoạn châu lục được công bố ngày 27/10/2022, về thể thức cũng như nội dung. Tài liệu làm việc cho biết thượng Hội Đồng quan tâm gì ở giai đoạn châu lục. Cách riêng, đâu là 5 ưu tiên cấp bách nhất đối với châu Á cần được gửi tới Đại hội Thượng Hội Đồng vào tháng Mười sắp tới.

 

Tài liệu làm việc cấp châu lục có tựa đề: “Hãy nới rộng lều của anh em” (Is 54,2). Ở chương thứ nhất: Kinh Nghiệm Tiến Trình Thượng Hội Đồng, chúng ta có thể lắng nghe chứng từ của HĐGM Canada: “Kinh nghiệm ‘hiệp hành’ hiện tại của chúng tôi đã làm thức tỉnh nơi người giáo dân ý tưởng và mong muốn tham gia vào đời sống của Hội thánh, vào sự dấn thân của Hội thánh trong thế giới ngày nay”. HĐGM zimbabwe chia sẻ: “Phần lớn, những gì phát xuất từ hoa trái, hạt giống và cỏ dại của sự hiệp hành là những tiếng nói đầy yêu mến Hội thánh, đó là những tiếng nói mơ ước về một Hội thánh có khả năng làm chứng một cách khả tín, một Hội thánh trở nên Gia Đình của Thiên Chúa mang tính quy tụ, cởi mở và niềm nở” (HĐGM Zimbabwe). Một số bản Tổng hợp nêu bật một thực tế rằng Hội thánh không chỉ là linh mục và giám mục. 

 

HĐGM Cộng hòa Trung Phi cho biết: “Chúng tôi thấy rằng Dân Chúa được huy động mạnh mẽ, niềm vui được đến với nhau, được đi cùng nhau và trao đổi thoải mái. Một số Kitô hữu trước đây cảm thấy bị tổn thương và xa cách Hội thánh nay trở lại trong giai đoạn thỉnh ý này”. Nhiều người nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên Hội thánh hỏi ý kiến họ và họ muốn tiếp tục lộ trình này.

 

Tuy nhiên, các bản Tổng hợp cũng không giấu diếm các khó khăn. Không thiếu những biểu hiện từ chối rất rõ ràng: “Tôi không tin tưởng vào Thượng Hội đồng. Tôi cho rằng Thượng Hội đồng được triệu tập để đưa ra những thay đổi giáo huấn của Chúa Kitô làm cho Hội thánh của Ngài thêm thương tích” (ý kiến cá nhân từ Vương Quốc Anh). Có rất nhiều lo lắng cho rằng việc nhấn mạnh tính hiệp hành có thể dẫn đến chỗ Hội thánh tập trung vào nguyên tắc đa số dân chủ. Rồi “Một số người cũng tỏ ra nghi ngờ về kết quả của tiến trình Thượng Hội đồng vì cho rằng Hội thánh là một thể chế cứng nhắc không sẵn sàng thay đổi và hiện đại hóa mình”. Tài liệu cũng cho thấy rằng sự xa cách giữa các linh mục và phần còn lại của Dân Chúa là một cảm nhận phổ biến. Nếu Hội thánh không hiệp hành, không ai có thể thực sự cảm thấy đó là nhà mình và mong ước trở về.

 

Ở phần Thứ hai, tài liệu để cho Lời Chúa soi chiếu. Đó là một câu trong sách ngôn sứ Isaia (54,2): “Hãy nới rộng lều ngươi đang ở, căng các tấm bạt ra, đừng hẹp lòng hẹp dạ. Nối dây thừng dài thêm, đóng cọc lều cho chắc”. Hình ảnh “Giáo hội như căn lều” cho thấy Giáo hội “là một nơi ẩn náu có thể mở rộng cho tất cả mọi người trên tinh thần hòa nhập. Nó cũng bày tỏ rằng Thiên Chúa có thể dựng lều của Người ở bất cứ nơi nào Thánh Thần của Thiên Chúa thổi đến, kể cả những nơi bạo lực, bất ổn và đau khổ. Quan trọng nhất, trong lều, có chỗ cho tất cả mọi người; không ai bị loại trừ, vì đó là ngôi nhà của mọi người.” “Hình ảnh chiếc lều cũng nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu đã dựng lều giữa chúng ta qua việc nhập thể, và do đó lều cũng là nơi gặp gỡ Thiên Chúa và gặp gỡ nhau.”

 

Ở phần 3, Hướng Tới Một Giáo Hội Hiệp Hành Truyền Giáo, HĐGM Ý đề xuất hình ảnh Giáo Hội-NhàHội thánh-Nhà không có những cánh cửa đóng, mà là một khuôn viên luôn rộng mở”.  HĐGM Ireland như tiếp lời: Những người cảm thấy ở trong Hội thánh như ở nhà lấy làm tiếc về những người ở nhà mà không cảm thấy như vậy” . Qua những tiếng nói này, chúng ta cảm nhận giấc mơ của Thiên Chúa về “một Hội thánh toàn cầu và hiệp hành sống hiệp nhất trong đa dạng. Thiên Chúa đang chuẩn bị một điều gì đó mới mẻ, và chúng ta phải cộng tác”. Chúng ta cùng lắng nghe nhận xét của một nhóm thuộc một giáo xứ ở Hoa Kỳ được tài liệu trích dẫn: “Thay vì cư xử như những người canh gác cố gắng loại trừ người khác ra khỏi bàn, chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo đảm mọi người biết rằng ở đây ai cũng có thể tìm được một chỗ ở và một mái ấm”. HĐGM Đức đưa ra lời kêu gọi đi đến mọi nơi, nhất là ra khỏi những miền đất quen thuộc hơn, “ra khỏi vị trí thoải mái của những người tiếp đón, để cho mình được đón tiếp vào cuộc sống của những người là bạn đồng hành của mình trên hành trình của nhân loại”.

 

Theo tài liệu, đối với một số người, lắng nghe là khía cạnh biến đổi nhất của toàn bộ tiến trình thượng hội đồng: đó là một lộ trình công nhận cho những ai cảm thấy không được công nhận đầy đủ trong Hội thánh. Điều này đặc biệt đúng đối với các giáo dân, các thầy phó tế, các tu sĩ nam nữ từng có cảm nhận rằng Hội thánh cơ chế chẳng quan tâm đến kinh nghiệm đức tin hoặc ý kiến của họ. Bản Tổng hợp của HĐGM Ba Lan nêu rõ “Khi các linh mục không muốn lắng nghe, tìm cớ thoái thác, chẳng hạn trong phần lớn các hoạt động, hoặc khi các câu hỏi vẫn chưa trả lời, trong tâm hồn các tín hữu một cảm giác buồn bã và ghẻ lạnh sẽ nảy sinh. Nếu không lắng nghe, lời giải đáp của các linh mục cho những khó khăn của các tín hữu sẽ chẳng ăn nhập gì với bối cảnh của họ và không giải quyết được vấn đề cốt lõi họ đang gặp phải, trở thành những lời đạo đức trống rỗng. Người giáo dân cảm nhận rằng việc linh mục không chân thành lắng nghe bắt nguồn từ nỗi sợ phải thi hành mục vụ. Một cảm nhận tương tự như vậy khi các giám mục không có thời giờ để nói chuyện và lắng nghe giáo dân”.

 

Tiếp đến, chương trình làm việc của Thượng Hội Đồng cấp châu lục cũng sẽ dành ưu tiên cho người trẻ, người khuyết tật và bảo vệ sự sống, những nhóm người cảm thấy bị loại trừ: những người cùng khổ, người già cô đơn, người thổ dân bản địa, người di cư bơ vơ sống bấp bênh, trẻ em đường phố, người nghiện rượu và nghiện ma túy, những người rơi vào cạm bẫy tội phạm và những người mà cơ may sống còn duy nhất của họ là mại dâm, các nạn nhân của nạn buôn người, những người sống sót sau khi bị lạm dụng (trong Hội thánh và ngoài Hội thánh), các tù nhân, các nhóm bị phân biệt đối xử và bạo hành vì chủng tộc, sắc tộc, giới tính, văn hóa và khuynh hướng tính dục của họ. Tài liệu cũng quan tâm đến những ai đang cảm thấy căng thẳng giữa việc thuộc về Hội thánh và kinh nghiệm của họ về các mối quan hệ tình cảm riêng, chẳng hạn như: người ly dị tái hôn, cha mẹ đơn thân, người đa thê, những anh chị em trong cộng đồng LGBTQIA+, v.v.  HĐGM Hoa Kỳ cho rằng: “Người ta yêu cầu Hội thánh phải là nơi ẩn náu cho những người bị tổn thương và tan vỡ, chứ không phải là một tổ chức dành cho những người hoàn hảo. Họ muốn Hội thánh gặp gỡ mọi người ở nơi họ đang sống, bước đi với họ thay vì phán xét họ, và xây đắp các mối tương quan thực sự qua sự chăm sóc và tính xác thực, chứ không phải với não trạng kẻ cả” . 

 

Tài liệu nói lên giấc mơ về một Hội thánh có khả năng để cho những thách đố của thế giới tra vấn, và có khả năng đáp ứng những thách đố này bằng những biến đổi cụ thể: HĐGM Bồ Đào Nha: “Thế giới cần một ‘Hội thánh đi ra’, bác bỏ sự phân biệt giữa người tin và người không tin, hướng nhìn vào nhân loại và trao cho nó kinh nghiệm về sự cứu rỗi, còn hơn cả một học thuyết hoặc một chiến lược, đây là ‘món quà trên mọi món quà”. Hội thánh Công giáo Armenia như tiếp lời: “Cuộc đối thoại của chúng ta không thể là cuộc đối thoại hộ giáo với những lập luận vô ích, mà phải là cuộc đối thoại về cuộc sống và tình liên đới”.

 

Trong nỗ lực Vượt khỏi chủ nghĩa giáo sĩ trị. Nhiều bản Tổng hợp bày tỏ sự cảm kích và yêu mến sâu sắc đối với các linh mục trung thành và tận tụy với sứ mạng, cũng như nỗi lo lắng về nhiều đòi hỏi mà họ phải đối mặt. Các bản Tổng hợp cũng nói lên mong muốn có những linh mục được đào tạo tốt hơn, được đồng hành tốt hơn và ít bị cô lập hơn. Chủ nghĩa giáo sĩ được coi là một hình thức bần cùng hóa tinh thần, tước đoạt những điều tốt đẹp thực sự của thừa tác vụ chức thánh, ngăn cản chúng ta trải nghiệm sống động về Thiên Chúa và làm tổn hại mối tương quan huynh đệ. Và đặc biệt là, chủ nghĩa giáo sĩ có thể là cơn cám dỗ đối với giáo sĩ cũng như với giáo dân. 

 

Nói về sự cộng tác, tham gia và đồng trách nhiệm, Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh đã cho một đóng góp thú vị: “Hội đồng Giám mục nên bao gồm các đại diện của hàng giáo sĩ và giáo dân của các giáo phận khác nhau trong các cuộc thảo luận và hội họp của mình, nhân danh tính hiệp hành.” Một cá nhân ở Anh quốc góp ý: “Hội thánh Công giáo cần phải trở nên cởi mở và minh bạch hơn: [vì] mọi thứ đều [đã từng] được thực hiện trong bí mật. Các chương trình và biên bản của Hội đồng Giáo xứ không bao giờ được công bố, các quyết định của ủy ban tài chính không bao giờ được bàn luận hoặc các bảng cân đối kế toán không bao giờ được chia sẻ”. 

 

Phần lớn các bản Tổng hợp cho thấy cần phải đào tạo tính hiệp hành. Chỉ xây dựng cơ cấu thôi là chưa đủ: cần có công tác đào tạo liên tục, hỗ trợ nền văn hóa hiệp hành rộng rãi. 

 

Như chúng ta biết, với sự đồng hành và định hướng của Tài liệu làm việc nói trên, các đại biểu của Khóa Họp Thượng Hội Đồng giai đoạn châu lục của Giáo hội Á Châu tại Bangkok đã chia sẻ kinh nghiệm về niềm vui, về việc cùng nhau bước đi, kinh nghiệm về những vết thương và lời kêu gọi đón nhận những con đường mới. Họ cũng đã tập trung vào những căng thẳng đang làm tổn thương Châu Á, cụ thể là: (1) vấn đề sống tinh thần hiệp hành và đưa ra quyết định, (2) ơn gọi linh mục, (3) giới trẻ và người nghèo, (4) xung đột tôn giáo và (5) chủ nghĩa giáo sĩ trị. 

 

Nguồn: vaticannews.va/vi

Anh Huy, SJ.

Bài cùng chuyên mục:

Đức Giê-Su Ki-Tô - Đường trút bỏ chính mình (19/08/2024 14:57:15 - Xem: 210)

Mặc khải Ki-tô Giáo cho chúng ta biết rằng Đức Giê-su là Thiên Chúa nhưng đã trút bỏ chính mình để đến với gia đình nhân loại.

Đức Giê-su Ki-tô – Đường củng cố đức tin (09/06/2024 10:47:57 - Xem: 409)

Đức tin của các Ki-tô hữu gắn liền với mặc khải Thiên Chúa trong dòng lịch sử mà cao điểm là sự hiện diện và hoạt động của Đức Giê-su giữa lòng trần thế.

Đức Giê-su Ki-tô – Đường Thiên Chúa quan phòng (06/04/2024 08:01:43 - Xem: 645)

Thiên Chúa quan phòng, Thiên Chúa lo liệu, đó là niềm tin của Áp-ra-ham trong hoàn cảnh bi thương này.

Đức Giê-su Ki-tô – Đường cầu nguyện (11/02/2024 09:30:02 - Xem: 860)

Kinh Thánh Cựu Ước có nhiều từ mang nghĩa ‘cầu nguyện’ với Thiên Chúa, một trong những từ khá phổ biến là ‘פָּלַל/ palal’. Động từ này có nghĩa gốc là ‘phân xử’ (Xh 21,22) hay ‘nghĩ về’ (St 48,11).

Đức Giê-su Ki-tô – Đường Lòng Chúa Thương Xót (19/12/2023 07:12:56 - Xem: 924)

Theo thánh Au-gút-ti-nô (354-430), ‘lòng thương xót’ được hiểu như là sự cảm thông phát xuất từ tâm hồn chúng ta trước sự đau khổ của người khác

Đức Giê-su Ki-tô – Đường hiệp nhất nên một (09/10/2023 10:52:58 - Xem: 1,314)

Ý niệm hiệp nhất được đề cập trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống con người, chẳng hạn như sự hiệp nhất về mục đích, sự hiệp nhất về hành động, sự hiệp nhất về nguồn gốc,

Đức Giê-su Ki-tô – Đường giữa thế gian (29/08/2023 13:54:08 - Xem: 1,131)

Theo các trình thuật Tân Ước, khi tới thời viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con của Người là Đức Giê-su đến với thế gian, đến với gia đình nhân loại.

Đức Giê-su Ki-tô – Đường tình bạn (03/06/2023 05:25:49 - Xem: 1,405)

Tình yêu và tình bạn là hai chủ đề quan trọng của đời sống con người và nhiều khi con người khó có thể phân biệt rõ ràng đâu là tình yêu và đâu là tình bạn.

Hiệp Hành là điều đơn giản (10/05/2023 07:25:18 - Xem: 2,167)

Chúa Thánh Thần là Linh hồn của Giáo hội. Ngài làm sinh động và mang lại sự sống cho Giáo hội, Ngài hướng dẫn và làm sinh động cuộc hành trình này

Đức Giê-su Ki-tô – Đường tạ ơn (05/04/2023 05:43:42 - Xem: 2,299)

Chủ đề tạ ơn được trình bày trong hầu hết các sách Kinh Thánh. Đặc biệt, trong Cựu Ước, tạ ơn được đề cập nhiều ở các Thánh Vịnh.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7