Suy tư - Cảm nghiệm

Có phải Giu-đa tham tiền bán Chúa?

  • In trang này
  • Lượt xem: 318
  • Ngày đăng: 28/03/2024 05:42:17

CÓ PHẢI GIU-ĐA THAM TIỀN BÁN CHÚA?

 

Bi kịch của Giuđa là đã để ý mình trên ý Chúa, theo Chúa nhưng nhất định không để Chúa biến đổi mình.

 

 

Giá bán Thầy là Ba mươi đồng bạc = 30 ngày công của xã hội Do-thái thời đó (khoảng 6 – 9tr VN bây giờ). Giá này không bằng 1/100 trái thận, nên chả đáng là gì.

 

Sau khi bán Thầy mình, Giuđa đem trả lại tiền. Ông trả mà người mua không chịu nhận lại nên quăng vào đền thờ rùi thắt cổ. Vậy thì đâu thể nói Giuđa vì tiền mà bán Thầy mình!

 

Vậy ông vì mục đích gì? Bởi Kinh Thánh nói ông vẫn có tính tham, hay bớt xén của công đó!

 

Giu-đa tham, nhưng cái tham của ông lớn hơn mối lợi nhất thời 30 đồng bạc. “Bán Thầy” chỉ là cái cớ để ông thực hiện ước muốn tiền tài danh vọng cao xa rất nhiều.

 

Chúa Nhật Lễ Lá, Thầy Giê-su vào thành Giê-rusalem hoàng tráng. Dân trải áo trải lá, người người vang dậy tung hô “Vạn tuế con vua David” (Triều đại David cách Chúa Giê-su khoảng 1000 được coi là cực thịnh. Dân Do-thái đến năm 2024 vẫn mơ phục quốc như thời đó).

 

Giuđa cùng các Môn đệ đi trong sự tung hô của muôn dân chắc chắn sướng ngất ngây, vẽ ra tương lai rực sáng cho đời mình. Thầy mà làm Vua Israel: Ông thì quan văn quan võ, còn quan thủ kho sao thoát khỏi tay quản lý vốn có của Giuđa!

 

Thầy không làm kiểu “Vua” như ông nghĩ. Giuđa bị thất đoạt. Cái tuyệt vọng của ông từ cái tôi vị kỷ quá lớn của mình. Trong cái tôi đó không hề có Thiên Chúa.

 

Phêrô chối Chúa tội nặng không kém Giuđa, nhưng ông chối lúc đêm tối và kết thúc khi “gà gáy”. Tiếng gà gáy là biểu tượng của trời sáng.  Phêrô thoát tối ra sáng khi biết hối cải ăn năn để được Chúa tha thứ.

 

Giuđa bán Chúa ban ngày, hôn Chúa lúc đuốc sáng, nhưng thất thểu ra đi trong đêm đen và treo cổ trong màn tối tuyệt vọng. Phêrô đi từ tối ra sáng. Giuđa từ sáng vào tối

 

Giuđa theo Chúa và được tín nhiệm vào nhóm 12. Ông hẳn là phải hơn 72 Môn Đệ công khai, và các ông âm thầm như Nathanael… Bi kịch của Giuđa là đã để ý mình trên ý Chúa, theo Chúa nhưng nhất định không để Chúa biến đổi mình.

 

Ngày nay rất nhiều người thích và muốn theo Chúa Giê-su, nhưng không muốn bỏ ý riêng để theo Ngài. Họ đòi Chúa thế này, muốn Chúa thế kia, mặc cả Chúa thế nọ mới giữ đạo chịu lễ. Bi kịch của cuộc đời là chẳng hề tin Chúa. Đạo là bức bình phong che chắn những mưu toan của nhỏ nhen và thấp hèn kiếp người.

 

Con người có quyền tự do trước mặt Thiên Chúa. Nếu Giu-đa thay đổi cuộc đời, cách thức cứu độ của Chúa sẽ khác. Không hẳn “vì” hay “chỉ” do ông mà Chúa mới hiến thân cho nhân loại, bởi sự cố chấp u mê của chính ông hại ông: “thà nó đừng sinh ra thì hơn”. Ta mà không để Chúa biến đổi thì cũng thế thôi.

 

Linh mục Giuse Nguyễn Đức Thịnh

 

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ CN 5 Phục sinh năm B - 2024 (25/04/2024 21:57:07 - Xem: 258)

Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe Chúa Giêsu nói về sự “kết nối” này qua hình ảnh cây nho và cành nho. Cành nho chỉ sinh hoa trái nếu kết nối với cây nho.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 5 Phục sinh năm B - 2024 (24/04/2024 21:22:10 - Xem: 281)

Để ở lại và hưởng nguồn sống của Ðấng Phục Sinh, ta phải thông phần với thập giá của Chúa. Chính Ngài là “Con yêu dấu” của Chúa Cha cũng phải được cắt tỉa qua khổ đau

Suy Tư Tin Mừng CN4PS: Cách Mục Tử Giêsu chăm sóc con người (21/04/2024 00:27:16 - Xem: 210)

Chúa Giêsu biết rất rõ chúng ta. Câu này nghe có vẻ lạ tai, nhưng phản ánh đúng tính chất siêu phàm của Thiên Chúa.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 PS năm B (19/04/2024 00:46:30 - Xem: 409)

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

Tại sao 40 ngày sau phục sinh, Chúa Giê-su mới về trời! (18/04/2024 00:00:21 - Xem: 267)

Cách thức Chúa chứng minh Ngài đã sống lại rất thực tế với tâm lý con người. Từ đó cho thấy tường thuật của các tác giả Tin Mừng không hề hư cấu, không bịa đặt vẽ vời…

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 Phục sinh năm B (17/04/2024 23:56:59 - Xem: 0)

Ngày nay có nhiều người trẻ không muốn đi tu, có thể vì họ thấy nơi một số các linh mục và tu sĩ có một kiểu sống khô khan vị kỷ, không quảng đại và vui tươi hồn nhiên...

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 PS năm B (11/04/2024 08:22:12 - Xem: 610)

Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 3 Phục sinh năm B - 2024 (10/04/2024 08:06:33 - Xem: 695)

Các tông đồ không nhận ra Chúa Phục Sinh vì sợ hãi, nhưng người ta có thể không nhận ra chân lý vì tự mãn, kiêu ngạo và thành kiến.

Bốn gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô để thêm kiên nhẫn (09/04/2024 08:07:28 - Xem: 255)

Thiên Chúa là Đấng chậm giận. Đức Kitô đã thể hiện sự kiên nhẫn ngay chính trong cuộc Khổ nạn của Người.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 Phục sinh năm B (05/04/2024 07:31:00 - Xem: 514)

Chính đức tin kích hoạt lòng mến cao độ, để chúng ta có thể làm chứng cho lòng thương xót của Chúa bằng chính đời sống mình ở giữa mọi người hôm nay.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7